10 cách cầm micro đúng để hát hay hơn
Bạn háo hức đợi cả tuần đến đêm nhạc của ca sĩ yêu thích, vào ghế và chờ đợi. Buổi biểu diễn bắt đầu, âm thanh của dàn nhạc vang lên, trong trẻo và tuyệt vời. Thần tượng của bạn đứng giữa sân khấu và cất tiếng hát, nhưng bạn chỉ nghe thấy tiếng rè rè, méo, túm lại là chẳng ra gì. Không hề giống bản thu nào cả. Chuyện gì đã xảy ra?
Có nhiều lý do khiến giọng hát không hay và nhiều lý do trong số đó không liên quan gì đến ca sĩ. Có thể là do micro kém hoặc micro không phù hợp. Có thể là tâm trạng của kỹ sư âm thanh mix nhạc đang rất tồi tệ. Có thể là vị trí của bạn không tốt. Dĩ nhiên, ca sĩ có thể là nguồn gốc của vấn đề, nhưng nếu bạn làm theo các cách trong bài viết này, bạn có thể tránh trở thành một phần của vấn đề.
Tại sao kỹ thuật micro tốt lại tạo nên sự khác biệt
Mục đích của micro thu âm là tái tạo trung thực lại giọng hát để có thể khuếch đại và hoà âm cùng âm thanh của các nhạc cụ còn lại. Có những ca sĩ có giọng hát tự nhiên đủ lớn như Lady Gaga, Beyonce, Ariana Grande, … họ có thể không cần micro mà vẫn dễ dàng hoà giọng cùng ban nhạc. Nếu bạn không phải là một trong số họ, thì việc sử dụng micro đúng cách sẽ giúp bạn hát hay, giữ giọng và có cơ hội cải thiện giọng hát của mình bằng hiệu ứng reverb, delay, autotune hoặc các hiệu ứng khác.
Dùng microphone không đúng cách có thể phá hỏng cả màn trình diễn. Nếu bạn không muốn trở thành vấn đề, hãy cân nhắc kỹ các mẹo sau và luyện tập.
1. Luôn cầm chặt micro của bạn
Nếu bạn là một ca sĩ nổi tiếng kiếm được bộn tiền thì bạn có thể thừa sức "thả micro" một hoặc hai lần. Nếu không, bạn nên luôn giữ chặt chiếc micro đắt tiền và mỏng manh của mình. Tìm một vị trí thoải mái trên thân mic và giữ chặt nó. Luyện cách cầm bằng cả hai tay để không bị mỏi. Điều quan trọng là không được di chuyển ngón tay hoặc bàn tay của bạn trong khi hát để không vô tình tạo ra tiếng ồn, làm thay đổi âm lượng không mong muốn hoặc sơ ý nhấn nút tắt. Bên cạnh việc tìm một chiếc micro phù hợp với giọng hát của bạn, hãy đảm bảo rằng nó hợp với bàn tay của bạn - không quá to hoặc quá nhỏ - để bạn có thể cầm thoải mái trong suốt lúc hát.
2. Không được che đầu mic!
Người ta thường thấy các ca sĩ nhạc pop che đầu micro lại bằng cả hai tay. Họ làm như vậy để giảm tiếng ồn bên ngoài và tăng âm trung và âm trầm của giọng hát. Vấn đề là hành động đó chỉ có thể giảm tiếng ồn nhưng lại hoàn toàn làm hỏng tông và âm lượng. Nó cũng có thể khiến các kỹ sư âm thanh sôi máu, và không ai muốn điều đó xảy ra trong một buổi biểu diễn.
Nếu bạn đang cố gắng tạo ra một âm thanh nào đó, bạn đã tập luyện và kỹ sư âm thanh của bạn cùng ban nhạc đều biết phải mong đợi điều gì, thì cứ làm như vậy, nhưng nếu bạn muốn giọng hát của mình được tái tạo trong trẻo, đầy đủ thì hãy giữ nguyên cách cầm mic đơn giản.
3. Đặt micro gần miệng, nghiêng khoảng 45 độ
Các chuyên gia âm thanh Shure - nhà sản xuất microphone hàng đầu được các chuyên gia sử dụng trong 70 năm qua - cho biết: “Ngày nay, 98% ca sĩ nhạc pop KHÔNG sử dụng mic đúng cách. Vị trí thích hợp là hơi lệch sang một bên miệng, nhưng hướng vào giữa miệng. Hãy xem bất kỳ video nào của Frank Sinatra hoặc Ella Fitzgerald. Những ca sĩ tuyệt vời này biết cách sử dụng micro đúng cách.”
Giữ micro ngay trước miệng sẽ làm tăng xác suất thu được tiếng bật gió hoặc hơi thở. Giữ micro ở góc chính xác, khoảng cách chính xác và hơi lệch sang một bên sẽ hạn chế âm thanh không mong muốn và cho phép micro thu được tiếng hát của bạn tốt nhất.
4. Giữ micro gần, nhưng cách môi bạn từ 2-5 cm
Nếu mục tiêu của bạn là để micro tái tạo giọng hát một cách chân thực, thì bí quyết là giữ micro ở cùng một vị trí so với miệng của bạn. Vị trí tối ưu được nêu trong mẹo số 3 và cách môi bạn khoảng 2-5 cm. Nếu bạn liên tục di chuyển micro, âm sắc (đặc điểm hoặc chất lượng), âm lượng hoặc cường độ của âm thanh sẽ thay đổi. Duy trì độ bám, góc, vị trí và khoảng cách chính xác sẽ mang lại cho bạn âm thanh chân thực nhất quán.
Có những ngoại lệ đối với mẹo này và chúng ta sẽ thảo luận về chúng trong hai mẹo tiếp theo. Và, như đã nói trước đó, nếu mục tiêu của bạn là một số loại âm thanh cụ thể, thì tất cả các mẹo ở đây đều không có tác dụng.
5. Kéo mic ra xa trong khi hát các nốt cao.
Nếu âm thanh được mix đúng, tiếng hát của bạn sẽ được nghe rõ ràng cùng với ban nhạc mà không cần phải căng giọng. Bạn không nên cảm thấy mình phải hát to hơn thì người khác mới nghe được. Có những lúc giọng của bạn có thể to hơn vì bạn đã chuyển sang một quãng giọng cao hơn hoặc khi bạn đang hát to đầy nhiệt tình, khi này bạn sẽ điều chỉnh nhẹ vị trí của micro để không làm mic quá tải.
Khi bạn biết âm lượng của mình sẽ tăng lên, bạn có thể di chuyển mic ra xa miệng hơn để bù lại, trong khi vẫn duy trì vị trí thích hợp. Điều này làm giảm xác suất âm thanh bị méo. Bạn sẽ cần thực hành để biết mình nên kéo micro ra bao xa.
Khi bạn biết âm lượng của mình sẽ tăng lên, bạn có thể di chuyển mic ra xa miệng hơn để bù lại, trong khi vẫn duy trì vị trí thích hợp. Điều này làm giảm xác suất âm thanh bị méo. Bạn sẽ cần thực hành để biết mình nên kéo micro ra bao xa.
6. Kéo mic lại gần hơn đối với các nốt thấp
Cũng giống như việc di chuyển mic ra xa miệng để điều chỉnh âm lượng tăng lên là rất quan trọng, việc di chuyển mic lại gần miệng hơn khi bạn biết mình sẽ hát ở quãng giọng thấp hơn cũng sẽ hữu ích.
Một số ca sĩ có thể thực hiện những điều chỉnh này chỉ bằng cách thay đổi âm lượng của riêng họ, vì vậy họ không cần phải di chuyển mic. Hãy tham khảo ý kiến của một giáo viên chuyên nghiệp có thể giúp bạn tìm ra kỹ thuật phù hợp và ngăn ngừa bạn làm hỏng giọng hát của mình.
7. Hãy kiểm âm để đảm bảo các mức âm thanh là chính xác.
Hát trong môi trường được kiểm soát của phòng thu hoặc tại một địa điểm nhỏ rất khác so với hát trên sân khấu tại một địa điểm lớn hơn. Việc kiểm tra âm thanh toàn diện giúp bạn (và người phụ trách âm thanh) có cơ hội đảm bảo mức âm thanh hoàn hảo. Đảm bảo rằng tiếng hát của bạn luôn được giám sát và micro luôn ở vị trí phù hợp với bạn để bạn không phải điều chỉnh chân đế micrô khi đến giờ biểu diễn. Đừng bao giờ ngại lên tiếng trong quá trình kiểm tra âm thanh nếu có điều gì đó không ổn.
Quan trọng là, đừng kiểm âm mà không khởi động giọng hát đúng cách. Bạn cần phải hát thật để có thể cân bằng mức âm lượng khi biểu diễn trực tiếp.
8. Sử dụng chân đế micro để giữ micro ổn định
Đứng yên trên sân khấu và hát vào micro đặt trên chân đế có thể khá nhàm chán trừ khi bạn là ca sĩ hát bè hoặc chơi nhạc cụ. Tốt nhất là bạn nên thổi hồn vào phần trình diễn giọng hát của mình bằng cách vận động cơ thể và kết nối với nhiều nhóm khán giả khác nhau. Nhưng nếu bạn đang hát một bản ballad kịch tính mà chuyển động có thể gây mất tập trung, hoặc bạn đang chơi nhạc cụ và cần rảnh tay, thì chân đế mic là thứ bắt buộc phải có.
Đảm bảo chân đế micro được đặt đúng độ cao và vị trí để không cản trở bất kỳ chuyển động nào của bạn. Nếu bạn định sử dụng giá đỡ mic cho một bài hát nhưng bài kế tiếp không dùng đến nó, hãy đảm bảo có một "nhân viên hậu trường" di chuyển nó khỏi đường đi của bạn. Thiết lập và xử lý chân đế như thể là chính bạn đang cầm mic bằng cách duy trì tư thế tốt, khoảng cách và góc thích hợp. Và một lần nữa, hãy luyện tập sử dụng chân đế micro để trông chuyên nghiệp. Rất dễ va vào chân đế, kéo ra hoặc vấp vào dây mic, hoặc tệ hơn là làm đổ chân đế nếu bạn không hoàn toàn thoải mái với nó.
Đảm bảo chân đế micro được đặt đúng độ cao và vị trí để không cản trở bất kỳ chuyển động nào của bạn. Nếu bạn định sử dụng giá đỡ mic cho một bài hát nhưng bài kế tiếp không dùng đến nó, hãy đảm bảo có một "nhân viên hậu trường" di chuyển nó khỏi đường đi của bạn. Thiết lập và xử lý chân đế như thể là chính bạn đang cầm mic bằng cách duy trì tư thế tốt, khoảng cách và góc thích hợp. Và một lần nữa, hãy luyện tập sử dụng chân đế micro để trông chuyên nghiệp. Rất dễ va vào chân đế, kéo ra hoặc vấp vào dây mic, hoặc tệ hơn là làm đổ chân đế nếu bạn không hoàn toàn thoải mái với nó.
9. Hát vào mic như thể không có nó
Cần nhắc lại rằng mục đích của micro là cho phép bạn hát bằng giọng bình thường và không phải cố gắng lên giọng. Nếu bạn học thanh nhạc hoặc luyện tập mà không có mic, đừng đột nhiên thay đổi kỹ thuật của mình vì bạn đang sử dụng mic. Chỉ cần hát một cách tự nhiên và để mic làm việc.
Giọng hát của bạn là nhạc cụ của bạn và bạn cần chăm sóc nó giống như bất kỳ nhạc sĩ nào chăm sóc nhạc cụ. Nói đại khái là hãy chăm sóc giọng hát của bạn như các vận động viên chăm sóc cơ thể của họ. Hãy làm theo lời khuyên của một giáo viên chuyên nghiệp để giúp bạn hiểu được giới hạn của giọng hát, cách tránh căng thẳng và cách cải thiện hơi thở và sức bền của bạn.
10. Tránh đứng quá gần loa.
Và đây là mẹo dễ thấy nhất cũng là mẹo cuối… tránh hú! Hú rít, tiếng ồn chói tai, giật mình, khó chịu xảy ra khi micro và loa ở quá gần nhau. Âm thanh được truyền ra loa và trở lại micro theo vòng lặp tăng cường vô tận. Bạn có thể thấy hình ảnh trực quan về điều này nếu bạn đưa một tấm gương lên gần một tấm gương khác để có thể nhìn thấy vô số hình ảnh phản chiếu.
Nếu bạn ở một sân khấu nhỏ, bạn có thể tránh vấn đề này bằng cách không đi lang thang. Nếu bạn ở một địa điểm lớn hơn và bạn không có kế hoạch đứng ở một chỗ, hãy sử dụng chức năng kiểm tra âm thanh để đi khắp sân khấu và xem khu vực an toàn ở đâu. Sau đó, trong suốt buổi biểu diễn, hãy ở trong ranh giới đó. Khi bạn giật mình vì tiếng hú và điều đó sẽ xảy ra, bạn có thể làm giảm tiếng ồn bằng cách đặt tay hoặc cơ thể giữa micro và loa cho đến khi bạn có thể di chuyển trở lại khu vực an toàn.